XỬ LÝ AO NUÔI TÔM TRƯỚC KHI THẢ RẤT QUAN TRỌNG

XỬ LÝ AO NUÔI TÔM TRƯỚC KHI THẢ RẤT QUAN TRỌNG

13/10/2021

   -   

CÔNG TY TNHH KHOÁNG SẢN XANH

   -   

0 Bình luận

XỬ LÝ AO NUÔI TÔM TRƯỚC KHI THẢ RẤT QUAN TRỌNG

QUY TRÌNH XỬ LÝ ĐÁY AO VÀ LẤY NƯỚC TRONG NUÔI TÔM

  1. Xử lý ao nuôi tôm sau khi thu hoạch trúng vụ

CÔNG TY TNHH KHOÁNG SẢN XANH

                                                           Ảnh: minh họa

(Tôm thu hoạch đạt trọng lượng, khỏe mạnh  )

Sau khi khu hoạch bà con có thể bơm nước sang ao lắng để sử dụng lại. Chúng ta cần tiến hành đo lại các thông số nước khi nước trong lại trong ao lắng, mục đích xử lý nước để tái sử dụng cho vụ sau. Nước nuôi này đã có đủ khoáng chất cần thiết cho tôm từ vụ trước. Nước cũ nhiều chất dinh dưỡng, không lo tuột kiềm nhưng có lượng khuẩn và chất hữu cơ cao. Tái sử dụng nước cũ trở lại, ta có một quy trình chuẩn cần áp dụng như sau:

Ao lắng: Khi nước vào trong ao lắng cấp 1 cứ mạnh dạng nuôi các nhóm 2 mảnh vỏ, chúng lọc chất hữu cơ rất tốt, làm nước sạch. Đừng lo lắng chúng làm mất kiềm. Khi nuôi tôm thâm canh lưu lượng nước rất nhanh, nước chỉ ở được trong 1-2 ngày nên kiềm không bao giờ thấp. Những con nhuyễn thể lúc này chỉ có vai trò hấp thu chất hữu cơ trong nước.

Ao nuôi: cần được xử lý bùn và cặn đáy bao gồm xác tôm, phân tôm, thức ăn dư thừa, xác tảo, cá tạp, 2 mảnh. Thông thường dùng máy hút bùn để hút lớp bùn đó đi, sau đó đánh lớp vôi tinh nóng rồi phơi ao trong 7 đến 10 ngày trước khi cho nước vào. Liều lượng cho ao 1000m2 khoảng 0,5 tấn vôi để phủ kín đáy ao.

 Trường hợp không hút được bùn chúng ta đánh lớp vôi tinh thật nóng khi đáy ao vẫn còn ướt. Mục đích dùng vôi để hút khô lớp bùn trên mặt ao, tạo độ nóng và thay đổi pH đột ngột diệt trừ tảo, khuẩn, mầm bệnh. Sau đó phơi ao 7 đến 10 ngày trước khi cho nước vào ao. 

Đo và điều chỉnh lại pH và độ kiềm khi đã cho nước vào ao nuôi bằng vôi xay nóng , tạo lại màu nước, cân bằng pH bằng khoáng calci và Dolomite. Và khử khuẩn 1000m3 thì xử lý clorin 10ppm (đối với tôm nhỏ có thể tăng lên 20ppm).

  1. Trường hợp phải thu do tôm bị bệnh, môi trường ao không tốt làm tôm chậm lớn.

Bơm nước sang ao lắng để xử lý bằng vôi tinh, chlorine và thuốc tím trước khi xả thải nước ra môi trường tránh lây lan mầm bệnh.

 Sau đó hút sạch bùn đáy đánh mạnh vôi tinh dạng bột thật nóng, liều 1 tấn trên ao 1000m3 để khử khuẩn sát trùng giúp diệt toàn bộ cá tạp và 2 mảnh đáy ao.

  1. Lấy nước nuôi vào ao

Xem bảng lịch thủy triều chọn ngày con nước lớn để đo pH, kiềm, độ mặn và vi khuẩn, tảo. Bà con canh ngày nước lớn mực nước lên cao sát đỉnh thì lấy nước vào để có con nước sạch từ biển đổ về.

Tuyệt đối không lấy nước trong những ngày nước ròng, nước rút bởi rất dễ nước bị nhiễm khuẩn, mầm bệnh từ những ao xung quanh thải ra. Môi trường thuận lợi nhất cho tôm thẻ phát triển: nhiệt độ nước 28 – 30 độ C, độ mặn tốt nhất 10 – 15‰, độ pH từ 7,5 – 8,5 độ trong 30 – 40cm.

Khi lấy nước vào ao phải có lưới ngăn rác và tạp chất, vật ngoại lai, cá tạp, mầm trứng vào ao, ngoài lưới cần dùng thêm túi lọc. Nếu con nước đã có thông số tương đối chuẩn hoặc chưa chuẩn pH, độ kiềm  thì có thể đánh thuốc tím, clorine, vôi nóng ngay đầu con nước lúc lấy vào. Hoàn tất quạt nước nửa ngày để các vi sinh vật có lợi hoạt động trở lại, các thông số đã ổn định. Và để chắc chăn bà con lên kiểm tra lại lần cuối rồi thả tôm.

Môi trường nuôi là yếu tố cực kỳ quan trọng để giúp vụ nuôi thành công. Mong bà con nắm chắc các kỹ thuật để ứng dụng vào thực tiễn đạt kết quả tốt trong quá trình nuôi. Bài viết dựa trên những kinh nghiệm nuôi và lời khuyên của các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường. Chúc bà con có những vụ nuôi liên tiếp thắng lợi.

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0942 38 75 75 - 0868 168 966