QUY TRÌNH XỬ LÝ ĐÁY AO NUÔI THỦY SẢN

QUY TRÌNH XỬ LÝ ĐÁY AO NUÔI THỦY SẢN

04/10/2021

   -   

CÔNG TY TNHH KHOÁNG SẢN XANH

   -   

0 Bình luận

QUY TRÌNH XỬ LÝ ĐÁY AO NUÔI THỦY SẢN

1/ Cải tạo (ao nuôi, ao lắng):

Bước 1: Rút cạn nước ao nuôi và ao lắng, vét bùn đáy ao, loại bỏ các loại địch hại. Gia cố bờ ao, lót bạt nếu có để chống xói lở, hạn chế bị rò rỉ. Rào lưới xung quanh để tránh các loại ký chủ trung gian gây bệnh từ bên ngoài.

Bước 2: Bón vôi (CaO) tùy điều kiện PH bùn đáy ao

  • Sau khi bón Vôi, tùy chất đất mà chúng ta có thể bón thêm khoáng calci, dolomite để bổ sung khoáng vi lượng làm tăng độ kiềm đối với ao nuôi lâu năm nghèo dinh dưỡng và dễ gây màu nước

Bước 3:  Phơi đáy ao 5-7 ngày đến khi nứt chân chim thì lấy nước vào. Đối với những ao không phơi được do thời tiết: bơm cạn nước, dùng máy cào chất thải về góc cuối ao, bơm vét bùn thải vào ao chứa chất thải, sau đó bón vôi liều lượng như bước 2. Sau đó phải cấp nước vào ngay hôm sau để tránh xì phèn.

  • Đối với ao mới: Ngâm rửa đáy ao 2-3 lần rồi xử lý như trên.

2/ Lấy và xử lý nước

Bước 1: Lấy nước vào ao lắng (qua túi lọc) 3-5 ngày

Bước 2: Lấy nước từ ao nắng qua ao nuôi (qua túi lọc) 1,3-1,4m. Chạy quạt liên tục 3-4 ngày cho trứng và giáp xác nở, tăng oxy hòa tan trong nước.

Bước 3: xử lý Chlorine nồng độ 30ppm (30kg/1000m3 nước) hoặc TCCA 20ppm (20kg/1000m3 nước)

Bước 4: Xử lý EDTA liều 2-3kg/1000m3 nước để khử kim loại lặng và độ cứng nước ao.

Chạy quạt liên tục trong thời gian xử lý nước để phân hủy (bay hơi) dư lượng Chlorine có trong đáy ao.

3/ Gây màu nước:

Gây màu nước bằng mật đường+cám gạo+Bột đậu nành theo tỷ lệ 3:1:3 ủ trong 12 giờ. Liều lượng 3kg/1000m3 nước, tạt liên tục 3 ngày lúc 9-10h sáng kết hợp với khoáng Dolomite. 10-15kg/1000m3 nước. Khi màu nước chuyển màu vàng tảo khuê hay vàng nâu nhạt thì dùng 3kg mật đường cho 100m3 nước kết hợp cấy men vi sinh rồi thả giống.

  • Đối với ao khó gây màu nước hay màu nước không bền nên bổ sung khoáng

  • Kiểm tra và điều chỉnh PH trước khi thả tôm: PH 7,5-8.5 giao động trong ngày không quá 0,5. Độ kiềm 120-180mg/l, độ mặn 5-25 ‰ độ trong 30-40cm, NH3<0,1mg/l, H2S< 0,03mg/l, hàm lượng oxy hòa tan> 5mg/l

Chạy quạt thường xuyên kích thích tảo phát triển.

  • Kiểm tra PH, độ trong thường xuyên định kỳ 2 lần/ ngày lúc 7h sáng và 15h chiều, kiểm tra độ kiềm, NH3 ba ngày một lần để điều chỉnh cho phù hợp.

  • Trong quá trình sinh trưởng tôm cần rất nhiều khoáng, do đó duy trì độ kiềm 120mg/l bằng cách sử dụng Calci hoặc Dolomite và thường xuyên bổ sung khoáng cho ao nuôi vào ban đêm 3-5 ngày/lần giúp tôm nhanh cứng vỏ và lột xác đồng loạt.

  • Định kỳ 7-10 ngày/lần cấy vi sinh để tăng mật độ vi khuẩn có lợi trong ao nuôi. Hạn chế lấy thêm nước vào ao nuôi, khi lấy phải qua ao lắng và khử Chlorine liều 30kg/1000m3, quạt cho hết dư lượng Chlorine rồi mới bơm vào ao nuôi, mỗi lần cấp < 20% nước vào lúc trời mát .

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0935 615 689 - 0942 38 75 75

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0942 38 75 75 - 0868 168 966