pH và tầm quan trọng đối với nuôi trồng thủy sản

pH và tầm quan trọng đối với nuôi trồng thủy sản

14/12/2017

   -   

CÔNG TY TNHH KHOÁNG SẢN XANH

   -   

0 Bình luận

pH và tầm quan trọng đối với nuôi trồng thủy sản

Trong những vùng nước có độ pH quá cao, hay quá thấp, các loại thủy động vật đều không thế sống khỏe mạnh được.

                                                 

Trong nuôi trồng thủy sản, cụ thể là nuôi tôm, sự biến động của độ pH (hay được gọi là độ kiềm) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lột xác, và cứng vỏ của tôm nuôi.

Do hoạt động quang hợp của thực vật thủy sinh và phiêu sinh thực vật nên pH sẽ thay đổi trong ngày. pH thấp nhất vào lúc bình minh (5-6h sáng) và tăng dần đạt đỉnh vào lúc 2-3 giờ chiều. Do đó cần kiểm tra pH hàng ngày để kịp thời điều chỉnh sao cho sự chênh lệch giữa sáng và chiều không quá lớn (Tối ưu không dao động quá 0,5 đơn vị). 

                    

Trong quản lý ao nuôi tôm cần kiểm tra độ kiềm hàng ngày, hàng tuần, đặc biệt ở những ao nuôi có độ mặn hoặc nguồn nước có độ kiềm thấp. Việc kiểm tra thường xuyên độ pH là cực kỳ cần thiết và phải kịp thời.

Để đảm bảo pH trong giới hạn cho phép thì việc chọn đất, chuẩn bị ao nuôi lẫn việc quản lý ao đều rất quan trọng. pH dao động do nhiều yếu tố thời tiết mưa nhiều, tảo tàn, sự phân hủy các chất cặn bã và thức ăn thừa hay lá cây phân hủy…

Mùa mưa ở khu vực miền Tây Nam Bộ thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài tới tháng 11, điều này cũng gây ra 1 số khó khăn cho những người nuôi tôm ở miền Tây. Do đó để đảm bảo cho môi trường nước luôn tốt và ổn định được kiềm, bài viết xin đưa ra 2 phương pháp đơn giản hiệu quả để ổn định PH trong ao nuôi:

1. Xử lý đáy ao:

   Cách tốt nhất để xử lý đáy ao đó là dùng vôi bột. pH càng thấp thì càng phải dùng nhiều vôi, để hiệu quả hãy dùng những loại vôi có chất lượng tốt. (tham khảo ở đây: http://minerals.vn/gia-tang-hieu-qua-khi-dung-voi-bot-trong-nuoi-trong-thuy-san)

                          

2. Xử lý nước trong ao:

   Trường hợp đang trong quá trình nuôi độ pH giảm chúng ta có thể dùng Bột đá Calci Cacbonat (CaCO3). Bột đá CaCO3 có công dụng tăng độ pH đồng thời tăng cả độ kiềm trong nước, hiệu quả hơn. Không nên dùng vôi bột hàm lượng cao, khi đang trong quá trình nuôi tôm vì vôi bột làm tăng pH rất mạnh trong nước có thể ảnh hưởng đến môi trường sống của tôm cá.

 

(ảnh: Calci Green - sản phẩm Bột đá CaCO3 cao cấp của Công ty Khoáng Sản Xanh)

 

Vì đặc tính bột đá khó tan trong nước và tan chậm trong nước lợ và nước mặn, nên hiệu quả xử lý kém và chậm, vì thế để giảm độ pH bằng đá vôi hãy chọn những loại vôi có hàm lượng CaCO3 cao, từ 95-97%.

 

(ảnh: Đá vôi CaCO3 cao cấp dạng bột, xưởng bột đá công ty Khoáng sản xanh)

Lượng CaCO3 cần tạt cũng phải được tính kỹ dựa trên phân tích nước cũng như bùn đáy, vừa đủ không thừa, cũng ko thiếu để đạt hiệu quả cao, tránh dư không cần thiết . Và đặc biệt đừng ngại bỏ thêm chi phí để nhờ tư vấn kỹ thuật hoặc mang mẫu nước, mẫu đất đến các phòng thí nghiệm có giấy phép để kiểm tra, và đừng quên chọn cho những con tôm của mình nuôi những sản phẩm thực sự mang lại hiệu quả cao.

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0942 38 75 75 - 0868 168 966